Momo game hay còn gọi là thử thách momo từng một thời làm mưa gió trên các trang mạng. Cụ thể thử thách momo này là gì mà khiến nhiều cha mẹ lo lắng.
Momo game hay còn gọi là thử thách momo từng một thời làm mưa gió trên các trang mạng. Cụ thể thử thách momo này là gì mà khiến nhiều cha mẹ lo lắng.
Thời gian trước đây đã xuất hiện nguồn tin nhiều trẻ em tự làm hại mình với một momo game. Thử thách này xuất hiện qua YouTube Kids khiến nhiều phụ huynh lo lắng về sự an toàn của con mình. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thử thách Momo là gì? Bài viết sau của cfun68 sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về trò chơi nguy hiểm này.
Có một khoảng thời gian trong các video trên kênh Youtube Kids đã xuất hiện hình tượng Momo. Hình tượng này xuất hiện nhiều lần với hình dáng phụ nữ tóc đen dài với vầng trán nhô cao. Trên khuôn mặt còn có 2 mắt to tròn và lồi, miệng nhọn và rộng bất bình thường. Một hình tượng rất kinh dị khiến nhiều người cảm thấy ghê sợ.
Momo chính là một tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Keisuke Aisawa. Tác phẩm này có tên là “Mother Bird – Chim mẹ”. Tác phẩm này đã được trưng bày tại Phòng triển lãm Vanilla tại thành phố Tokyo vào năm 2016.
Momo dùng cách liên lạc với trẻ em qua mạng xã hội WhatsApp hoặc Messenger. Sau đó, Momo sẽ trò chuyện, tâm sự và gửi nhiều hình ảnh bạo lực. Đồng thời momo cũng cung cấp một số thử thách ép trẻ phải thực hiện theo.
Thử thách momo đưa ra gọi là momo game với những yêu cầu làm hại bản thân trẻ. Chẳng hạn như cắt tay, cạo đầu, tệ nhất là tử tự. Momo còn gửi cả lời đe dọa trẻ nếu không làm thử thách thì sẽ bị trừng phạt. Đặc biệt là đe dọa trẻ không được nói cho ai biết.
Hiện nay Momo vẫn còn xuất hiện trên YouTube Kids, len lỏi vào các video hoạt hình. Khi trẻ đang xem các hoạt hình thông dụng, tưởng chừng an toàn như Peppa Pigs, Fortnight… Nhưng Momo sẽ xuất hiện đột ngột trong thời gian ngắn và yêu cầu trẻ tự sát bằng một số cách rất kinh dị. Phụ huynh khó nhận ra được điều này.
Cho đến nay, người ta chưa thể xác định thử thách momo bắt nguồn từ đâu. Họ cũng không thể xác định được ai là người dàn dựng nên trò chơi nguy hiểm này. Tuy nhiên nhờ sự phát triển rộng rãi của Internet mà Momo game hiện đã lan rộng khắp các quốc gia.
Từng có tin đồn rằng hàng trăm trẻ em tự hại mình có liên quan đến thử thách MoMo. Nhưng đó chỉ là đồn đại chưa có bằng chứng xác thực. Dẫu vậy thì danh sách nạn nhân xấu số của thử thách MoMo này không hề ít.
Tờ báo Buenos Aires đã từng đưa tin, thời điểm thử thách MoMo bùng lên. Cảnh sát Argentina đã xác định ra nguyên nhân 1 bé gái 12 tuổi tự tử có liên quan đến trào lưu này. Sau đó thì chính quyền Argentina đã đưa ra cảnh báo cho các bậc phụ huynh tại đây.
Còn theo tờ báo The Sun vào ngày 28/8/ 2018, nguyên nhân tự tử của thiếu niên Ấn Độ cũng liên quan tới thử thách MoMo. Nạn nhân này 18 tuổi có tên là Manish Sarki. Người ta tìm thấy cậu ta trong chuồng gia súc với dòng chữ “Illuminati” và “Devil’s one eye”.
Thêm nữa, vào tháng 9/2018, 1 cô gái 12 tuổi và 1 cậu bé 16 tuổi tại Colombia cũng tự tử. Sau khi làm theo nhiệm vụ của momo game thì 2 bé đã qua đời. Theo tin đăng tải, cậu bé trước khi qua đời đã gửi thử thách MoMo cho cô bé kia.
Vào ngày 27/2/2019, một bé gái 5 tuổi tại Cheltenham (Anh Quốc) đã tự cắt tóc. Nguyên nhân là cô bé bị “tẩy não” bởi thử thách MoMo. Sau đó, thông tin 1 bé gái 7 tuổi đã bị sang chấn tâm lý, tự mình đập đầu mình vào tường tại trường học. Nguyên nhân là do thử thách MoMo cũng được phát hiện theo Daily Mail.
Tuy thử thách Momo chưa được xuất hiện tại Việt Nam. Nhưng đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho cha mẹ trong vấn đề quản lý, chọn lọc video cho trẻ xem. Người ta có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Khi cho trẻ tiếp xúc với các kênh Internet thì cha mẹ cần hết sức cẩn trọng. Phòng trường hợp con mình trở thành nạn nhân tiếp theo của trò chơi momo đầy nguy hiểm này:
Nếu thấy con có dấu hiệu bất thường như sợ hãi, lo lắng. Phụ huynh cần tìm ra nguyên nhân khéo léo bằng việc kiểm tra về lịch sử truy cập mạng của trẻ.
Khi cha mẹ phát hiện trẻ vướng vào momo game. Phụ huynh hãy tự giải thích cho con trẻ hiểu rằng đây chỉ là trò chơi. Nhân vật kinh dị momo không có quyền năng nguyền rủa hay làm hại ai.
Cha mẹ hãy thường xuyên giao tiếp và gần gũi với con để nắm bắt trẻ xem gì trên Internet. Qua đó hiểu được những thay đổi trong tâm sinh lý của lứa tuổi. Từ đó có thể kịp thời giúp con tự điều chỉnh những lệch lạc của bản thân.
Phụ huynh hãy hòa mình vào thế giới online của trẻ. Hãy chia sẻ cởi mở với con các sở thích, thói quen khi lên mạng. Bên cạnh đó hãy xem đánh giá của con về những vấn đề đang diễn ra trong cộng đồng mạng.
Phụ huynh phải trao đổi với con để thống nhất về giới hạn các hoạt động online. Ví dụ như sắp xếp thời gian vào mạng, trang web mà con được phép vào hay không được phép vào. Đồng thời phải dạy con giữ kín thông tin cá nhân của mình, tránh xa người lạ…
Như vậy bài viết đã giải thích rõ momo game là gì và những biện pháp hiệu quả cho cha mẹ. Hy vọng các bậc phụ huynh lưu tâm tới con trẻ nhiều hơn để con không dính vào những rắc rối không mong muốn.
Thuộc sở hữu của cfun68:
https://www.facebook.com/cfun68.club/
https://www.linkedin.com/in/cfun68in/
https://cfun68in.blogspot.com/
https://twitter.com/cfun68in
https://bit.ly/cfun68in
https://getpocket.com/@cfun68in
https://www.diigo.com/profile/cfun68in